Ván khuôn tường có được sử dụng nhiều
Ván khuôn tường thì được cấu tạo bởi hai thành ván khuôn, Sườn ngang, Sườn dọc, Bu lông giằng, Bản đệm, Ống nhựa, Thanh định vị; Thanh cữ bằng bê tông, Thanh cữ tạm bằng gỗ,…. Trong đó khoảng cách giữa hai thành ván khuôn chính là chiều dày của tường. Hai tấm thành đó có thể là làm bằng ván ép hoặc gỗ.
Ván khuôn leo được biết đến là hệ thống ván khuôn có thể bám vào công trình để có thể di chuyển lên cao theo từng chu kỳ và thường được cấu tạo thành từng cốt pha tấm lớn. Một cách đơn giản và dễ hiểu hơn là khi bê tông đạt được cường độ cho phép thì cần tháo ván khuôn và di chuyển nó lên một đoạn khác.
Ván khuôn leo chủ yếu được sử dụng để có thể thi công phần vách trước và độc lập với phần sàn và thường được áp dụng đối với trụ cầu, lõi thang máy nhà cao tầng. Ván khuôn leo có thể tạo ra các liên kết để móc hệ ray vào khối bê tông, có thể định dạng khối đổ tiếp theo.
Đối với chiều cao công trình thì cũng không dùng hệ kích giống cốp pha trượt nên bắt buộc cốp pha leo phải có cẩu hoặc thiết bị nâng hỗ trợ, đặc biệt là đối với ván khuôn leo mảng lớn. Cấu tạo của chúng khá độc đáo, có thể là 1 đến 3 hàng. Và chiều cao của mỗi hàng sẽ là từ 0.6-1.2m. Chúng liên kết với nhau và liên kết vào kết cấu đã chịu được lực.
Ván khuôn viên bó vỉa
Ván khuôn viên bó vỉa có tên gọi khác nữa là ván khuôn con lương đường, dùng để đúc dải phân cách giữa đường và lối đi dành cho người đi bộ.Vá khuôn này rất phổ biến trong công trình cầu đường. Chúng được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và có thể tham khảo rất nhiều trên mạng internet.