Ván khuôn giằng móng là dạng ván khuôn được chế tạo theo đúng hình dáng và những kích thước khác nhau tủy vào từng bộ phận của công trình. Ván khuôn cần có các chức năng chịu áp lực theo yêu cầu và cũng cần đảm bảo được cả yêu cầu tháo lắp một cách dễ dàng và đồng thời cũng phải kín khít để không bị mất nước và cũng hù hợp với khả năng vận chuyển cũng lăp đặt trên công trường nữa.
Có thể bạn quan tâm : ván khuôn đài móng và ván ép cốp pha đỏ
Bên cạnh đó thì Ván khuôn giằng móng cũng phải có khả năng sử dụng lại nhiều lần ván khuôn bằng gỗ từ 3 đến 7 lần ván khuôn gỗ dán.
Vật liệu để làm nó ó thể là gỗ hoặc thép cũng như bê tông đúc sẵn hoặc chất dẻo. Chúng có thể sử dụng tre hay luồng và gỗ nên rất phù hợp với tiêu chuẩn gỗ xây dựng cũng như tiêu chuẩn hiện hành theo quy định. Ván khuôn cũng có thể được cấu tạo bằng kim loại và sử dụng phù hợp với cả khả năng luân chuyển nhiều lần đối với những loại kết cấu khác nhau.
Trình tự thi công ván khuôn này cũng được tiến hành là sau khi đặt cốt thép tiến hành ghép ván khuôn các công tác ghép ván khuôn có thể tiến hành song song với công tác cốt thép. Theo đó ván khuôn đài cọc được chế tạo sẵn thành từng modun theo từng mặt bên móng vững chắc đúng theo thiết kế ở bên ngoài hố móng của dự án.
Trong quá trình thi công thì người ta dùng cần cẩu kết hợp với thủ công để có thể đưa ván khuôn đến vị trí của từng đài Khi cẩu lắp chú ý nâng hạ ván khuôn nhẹ nhàng để tránh va chạm gây biến dạng cho ván khuôn. Cũng căn cứ vào mốc trắc đạc trên mặt đất căng dây lấy tim và hình bao chu vi của từng đài.
Thi công Ván khuôn giằng móng: Việc gia công rồi đến lắp dựng ván khuôn này cần phải làm thế nào để phù hợp với đặc trưng của từng loại và các thanh chống cũng cần được chống lên thành đất làm thế nào để có thể kê trên những tấm gỗ có chiều dày ít nhất là 3m và có thể giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông.
Đối với các loại móng cọc thì cũng có thể dùng gạch cháy làm ván khuôn để có thể xây đài móng và giằng móng.