Để thi công loại ván khuôn cổ cột thì thường phải chia thành hai phần cụ thể đó là phần khuôn để có thể tạo ra cột có hình dạng cũng như kích thước thiết kế và cả phần gông để có thể giữ ván khuôn một cách ổn định và chắc chắn nhất.
Ván khuôn cổ cột có kích thước nhỏ và cột thì được đóng sẵn thành hộp 3 mặt có các kích thước được làm theo thiết kế sau đó là ghép dần vào ván khuôn mặt còn lại của cột để có thể đổ bê tông từ dưới lên làm thế nào để cho từng lớp của nó phải cách nhau không gươdi 40cm.
Đối với các loại ván khuôn cổ cột cao thì nếu như đổ bê tông trực tiếp từ đầu cột xuống thì nó sẽ bị phân tầng và nếu đổ từng lớp 40- 60cm tiến hành đầm dùi xong mới đổ lớp tiếp theo.
Còn nếu như đổ từ trên đầu cột sẽ dùng vòi đưa vào cột sao cho khi đổ chiều cao rơi của bêtông không được vượt quá 1m. Bên cạnh đó cần chú ý đến đầu cột phải được nẹp đứng và nẹp ngang để có thể gác ván khuôn dầm.
Phương pháp lắp đặt ván khuôn cổ cột đó là:
Trước tiên là bạn cần phải xác định tim ngang dọc của cột rồi vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn. Bên cạnh đó cũng cần phải gim khung cũng như cố định chân cột với các đệm gỗ đã được đặt sẵn trong khối móng để có thể làm khung cữ và tiến hành dựng ván khuôn cổ cột.
Bạn cũng cần dùng dây dọi để có thể kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột, cần tiến hành chống cột làm thế nào để có thể cố định được ván khuôn cột. Đối với cột có kích thước lớn, cốt thép dày thì sẽ cần phải dựng trước một để sau khi lắp dựng xong cốt thép thì dựng mặt ván khuôn còn lạ và cũng tiến hành dùng gông để gông chặt các mảng ván lại với nhau.